Last Updated on

Hiện nay ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề đáng lo ngại nhất của nhân loại.

Ô nhiễm không khí gây ra những hậu quả nặng nề cả về con người, động, thực vật, tài sản và cả trái đất nói chung

Hãy cùng Stadler Form tìm hiểu kỹ hơn về hậu quả của ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí từ đâu mà có?

Ô nhiễm không khí sinh ra một lượng lớn những khí độc có thể gây hại tới sức khỏe con người và môi trường.

Những thành phần ô nhiễm thường là kết quả của quá trình đốt cháy chất đốt sưởi ấm, phát điện hoặc từ khí thải tàu, xe. Thêm vào đó, những cột ống khói nhà máy chọc trời cũng là nguồn ô nhiễm chủ yếu, đặc biệt là ở những Quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam

Bạn có thể tham khảo về thực trạng ô nhiễm không khí đáng báo động tại Hà Nội

Bên cạnh vấn nạn ô nhiễm do sử dụng chất đốt, khí thải nhà máy, những thành phần dưới đây cũng là nguồn gây ô nhiễm hết sức nguy hiểm.

Chất thải từ ngành nông nghiệp: đây là ngành tưởng như “tốt cho môi trường” nhất nhưng thực tế không phải vậy. Việc quá lạm dụng thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật khiến một lượng lớn những chất độc này bị phát tán vào không khí

Rác thải: Đây cũng được coi là vấn đề vô cùng nhức nhối trên thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam vẫn chưa có quy trình xử lý rác tiên tiến, cùng với đó là thói quen vứt rác bừa bãi.

Do yếu tố tự nhiên:


Do các hiện tượng tự nhiên gây ra: núi lửa, cháy rừng, bão bụi, hay quá trình phân huỷ, thối rữa xác động – thực vật tự nhiên… Đây là nguyên nhân khách quan nên rất khó dự báo và ngăn chặn.

Nguồn: analmec.com.vn

Hậu quả của ô nhiễm không khí

Đối với con người

https://www.youtube.com/watch?v=WUTzEoAj3HU&t=2s

Ô nhiễm không khí có thể ảnh hưởng trực tiếp tới hệ tim mạch, não bộ và phổi của chúng ta chậm rãi nhưng đáng sợ. Bạn có thể theo dõi Video phía trên để biết thêm chi tiết.

Tác hại của ô nhiễm không khí tới cơ thể con người(Nguồn: airocidebynasa.com)

Ngoài ra, tác hại của bụi cũng phụ thuộc vào thành phần, nồng độ và kích thước hạt bụi, cùng với đó là thời gian tiếp xúc là bao lâu.

Bạn có thể để ý thấy rất nhiều “làng ung thư” đã và đang xuất hiện ở Việt Nam. Đặc trưng của những “ngôi làng chết chóc” này là chúng thường gần nguồn ô nhiễm không khí, nước, đất.

Hãy cùng tìm hiểu một số thành phần trong bụi được cho là độc hại nhất với sức khỏe con người:


Sulfur dioxide(SO2) và Nitrogen dioxide (NO2):
Sulfur dioxide (SO2)

+Sulfur dioxidelà chất khí hình thành do ôxy hóa lưu huỳnh (S) khi đốt cháy các nhiên liệu như than, dầu, sản phẩm của dầu, quặng sunfua,… SOlà chất khí gây kích thích đường hô hấp mạnh, khi hít thở phải khí SO2 (thậm chí ở nồng độ thấp) có thể gây co thắt các cơ thẳng của phế quản. Nồng độ SO2 lớn có thể gây tăng tiết nhầy ở niêm mạc đường hô hấp trên và ở các nhánh khí phế quản. SO2 ảnh hưởng tới chức năng của phổi, gây viêm phổi, viêm phế quản mãn tính, gây bệnh tim mạch, tăng mẫn cảm ở những người mắc bệnh hen,…

+ SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải amoniac ra nước tiểu và kiềm  ra nước bọt.

+ Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường, thiếu vitamin B và C, ức chế enzim oxydaza.

Nitrogen dioxide:

+Nitrogen dioxide(NO2): là chất khí màu nâu, được tạo ra bởi sự ôxy hóa Nitơ ở nhiệt độ cao. NO2 là một chất khí nguy hiểm, tác động mạnh đến cơ quan hô hấp đặc biệt ở các nhóm mẫn cảm như trẻ em, người già, người mắc bệnh hen. –Nếu tiếp xúc với NO2 sẽ làm tổn thương niêm mạc phổi, tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, tổn thương các chức năng của phổi, mắt ,mũi , họng,….


Carbon monoxide(CO)

+  Carbon monoxide(CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu….

Amoniac (NH)

+ NH3 là khí gây độc có khả năng kích thích mạnh lên mũi, miệng và hệ hô hấp.

+ Tiếp xúc với NH3 với nồng độ 100mg/m3 trong khoảng thời gian ngắn sẽ không để lại hậu quả lâu dài, nhưng nếu tiếp xúc với NH3 ở nồng độ 1500-2000 mg/m3 trong thời gian 30 phút sẽ gây nguy hiểm tới tính mạng.

Hydro sunfua (H2S).

+ H2S xâm nhập vào cơ thể qua pphooir sẽ bị oxy hóa thành sunfat . Các hợp chất có độc tính thấp sẽ không tích lũy trong cơ thể. Khoảng 6% lượng khí hấp thụ sẽ được thải ra ngoài qua khí thở ra,phần còn lại sau khi chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu.

+ Ở nồng độ thấp, v kích thích lên mắt và đường hô hấp.

+ Hít thở lượng lớn hỗn hợp H2S sẽ gây thiếu oxy đột ngột,có thể dẫn đến tử vong do ngạt thở.

+ Dấu hiệu nhiễm độc cấp tính: buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, mũi họng khô và có mùi hôi, mắt có biểu hiện phù mi, viêm kết mạc nhãn cầu, tiết dịch mủ và giảm thị lực.

+ Thường xuyên tiếp xúc với H2S ở nồng độ dưới mức gây độc cấp tính có thể gây nhiễm độc mãn tính. Các triệu chứng có thể là: suy nhược, rối loạn hệ thần kinh, hệ tiêu hóa,mất ngủ, viêm phế quản mãn tính,…

Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs)

+ Các hợp chất hữu cơ bay hơi (VOCs) gồm nhiều hóa chất hữu cơ trong đó quan trọng nhất là benzen, toluene, xylene,.. VOCs có thể gây nhiễm độc cấp tính nếu tiếp xúc ở liều cao, gây viêm đường hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa, rối loạn thần kinh, rối loạn huyết học, gây tổn thương gan – thận, gây kích da,…và là tác nhân gây suy tủy, ung thư máu.

Chì (Pb):

Chì (Pb): khói xả từ động cơ của các phương tiện tham gia giao thông có chứa một hàm lượng chì nhất định. Ngoài ra, chì có thể sinh ra từ các mỏ quặng, từ nhà máy sản xuất pin, chất dẻo tổng hợp, sơn, hóa chất,.. Chì xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, thức ăn, nước uống, qua da, qua sữa mẹ,.. Chì sẽ tích đọng trong xương và hồng cầu gây rối loặn tủy xương, đau khớp, viêm thận, cao huyết áp, tai biến não, gây nhiễm độc hệ thần kinh trung ương và ngoại biên, phá vỡ hồng cầu gây thiếu máu, làm rối loạn chức năng thận. Phụ nữ có thai và trẻ em rất dễ bị tác động của chì (gây sẩy thai hoặc tử vong ,làm giảm trí thông minh,…).

Khí Radon.

Khí Radon sinh ra do phân rã hạt nhân Urani trong tự nhiên, là loại khí nặng nên thường tồn tại trong lớp không khí sát mặt đất. Trong tự nhiên, radon có trong đất đá, xỉ than, bãi thải vật liệu xây dựng, trong bùn. Radon có thể bám qua các hạt bụi nhỏ, xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp hoặc thấm qua da,qua các vết thương hở gây nên bệnh ung thư phổi ,ung thư máu,….

analmec.com.vn

Đối với thực vật

Skeleton of dead spruce tree
Ô nhiễm không khí khiến cây bị trơ trụi lá

Hủy hoại lá cây

Những chất độc trong không khí như sulfur dioxide, ozone, fluorides và peroxycacyl nitrate khiến lá cây bị hủy hoại nặng nề

Nếu một lượng lá cây quá lớn bị hủy hoại, toàn bộ cái cây sẽ chết.

Sulfur dioxide(SO2) là sản phẩm được tạo thành từ việc đốt cháy nhiên liệu như dầu, than và khí gas. Đây chính là thành phần chính hủy hoại và đổi màu lá cây, biến chúng chuyển sang màu trắng, nâu và vàng. Đôi khi chất này còn chuyển đổi thày Axit lưu huỳnh, ăn mòn và tạo lỗ trên lá.

Ozone tạo nên những đốm lấm chấm màu vàng, đen hoặc nâu trên bề mặt lá cây. Nếu sự hủy hoại của Ozone trở nên nghiêm trọng, cây sẽ rụng tất cả lá cùng một lúc.

Làm chậm quá trình tăng trưởng của cây

Một số báo cáo khoa học cho thấy, Nitrogen Dioxide từ chất thải ô tô hoặc nguồn lửa, có thể làm chậm quá trình tăng trưởng của cây. May mắn là những hạt mưa có thể chuyển đổi nitrogen dioxide thành nitric acid, giúp bổ sung cho cây thành phần nitrogen có lợi.

Tuy vậy, một thành phần khác cũng sinh ra từ khí thải ô tô là carbon monoxide(CO) lại gây hại cho cả người lẫn sự tăng trưởng của cây. Những cái cây tươi tốt nhất có thể rụng lá toàn hoàn khi tiếp xúc quá nhiều với carbon monoxide(CO)

Cây dễ bị côn trùng phá hoại

Ô nhiễm không khí làm cỏ cây trở nên yếu đi, chính vì vậy lại tạo điều kiện cho ký sinh và côn trùng sinh sôi và phá hoại.

Một nghiên cứu của trường đại học Colorado(Mỹ) cho thấy cây thông bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm không khí có tỉ lệ bị phá hoại bởi bọ cánh cứng thông cao gấp nhiều lần.

Nguồn: livestrong.com

Kết luận

Nghe tới đây, hẳn bạn đang rất quan tâm tới cách ngăn ngừa hậu quả của ô nhiễm không khí phải không?

Bạn sẽ sống với ô nhiễm không khí tại gia đình như thế này?

Bạn có biết một trong những giải pháp hữu hiệu nhất hiện nay là sử dụng máy lọc không khí?

Tham khảo bài viết: Có nên mua máy lọc không khí tại đây

Cần làm gì để “Sống chung” với ô nhiễm không khí?

Dưới đây là đồ họa minh họa:

  • Những điều nên làm
  • Những điều không nên làm
  • Giải pháp hữu hiệu để “Sống chung” với ô nhiễm không khí và đảm bảo sức khỏe tối ưu
Đồ họa: Những điều cần làm, không nên làm và giải pháp hữu hiệu để “sống chung” với ô nhiễm không khí

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *